Tinh Dầu Tràm Huế Anh Chiến

Tinh Dầu Tràm Huế Anh Chiến
Ngày đăng: 31/05/2021 09:41 PM

Cây tràm (tên khoa học là Melaleuca leucadendron L) chứa 2 thành phần hóa học quan trọng là: Cineole (Eucalyptol) và Terpineol

– Cineole: có khoảng 40-60% tinh dầu tràm nguyên chất chức năng làm ấm đường hô hấp, gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy, bảo vệ cơ quan hô hấp trên gồm mũi, xoang, họng làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ các dị nguyên bị hít vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở an toàn cho người lớn lẫn trẻ nhỏ.

– Terpineol: có tính sát trùng, diệt khuẩn, ức chế một số loại virus trong đó có virus cúm H5N1, Covid-19 (Corona),  trị nấm rất tốt. Không độc với con người và có thể sử dụng ở mọi lứa tuổi

Đối với bé yêu dầu tràm có 6 công dụng chính như sau:

Dầu tràm có công dụng chống cảm, tránh gió, tránh ho rất hiệu quả, đây là tính năng nổi bật nhất khi nhắc đến dầu tràm. Tinh dầu tràm không như những loại dầu khác như dầu gió, dầu phật linh. Dầu tràm có hương thơm nồng ấm dễ chịu, vì không có chất bảo quản, hóa chất không chứa Methyl salicylate nên rất dịu nhẹ không nóng khi bôi lượng vừa phải vào da bé cho dù da bé nhạy cảm.

1. Bôi dầu tràm để tránh cảm – ho

Để dứt hẳn cơn ho cho bé các mẹ bỉm có thể dùng dầu tràm bằng cách masage dầu trực tiếp vào phần lưng, ngực, cổ và lòng bàn chân bé.

2. Tránh xổ mũi, nghẹt mũi

Để tránh và hết nghẹt và xổ mũi, rất đơn giản các mẹ bỉm hãy cho một ít tinh dầu vào khăn rồi quàng cổ cho bé, hương và tinh chất dầu tràm sẽ thẩm thấu có tác dụng thanh lọc làm bé không còn bị nghẹt hay xổ mũi nữa.

Hoặc với một cách khác, các mẹ bỉm có thể sử dụng đèn đốt tinh dầu, mùi hương tinh dầu tràm lan tỏa đến bé hoặc các mẹ có thể cho một ít tinh dầu tràm vào ngón tay rồi đặt trước mũi bé, bé hít thở sẽ hít luôn tinh dầu vào mũi khiến cơn ngạt mũi sẽ qua nhanh.

Lưu ý, đối với những trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi tránh bôi quá nhiều dầu tràm trực tiếp lên mũi của bé, bởi vì tinh dầu tràm nguyên chất thường đậm đặc sẽ có mùi thơm nồng và cay nên tránh bôi trực tiếp quá nhiều lên mũi của trẻ

3. Để tránh gió

Người lớn bị trúng gió, phải cần đến dầu xanh, loại dầu đó còn gọi là dầu gió, dùng để cạo gió giúp qua nhanh cơn chóng mặt buồn nôn. Với bé, miễn dịch còn yếu ớt, các mẹ bỉm nên phòng hơn nên chữa. Phòng bằng cách đó là dùng thần dược dầu tràm cho bé khi đi ra ngoài.

Các mẹ không cần phải mang theo dầu bên mình.

Trước khi ra ngoài, các mẹ bỉm nhớ masage chân cho bé bằng dầu tràm sau đó đi tất cho thật kỹ là yên tâm cho bé ra ngoài nhé. Mẹ nào cẩn thận hơn nữa thì cho vào mũ len của bé nhà mình một vài giọt tinh tràm nữa nhé. Mẹ bỉm sữa cần lưu ý trước khi đi ra ngoài bôi dầu tràm lên ngực cho bé và đeo khăn quàng cổ để giữ ấm cho bé khi ra đường.

Tránh trường hợp bôi trực tiếp dầu tràm 2 thái dương của trẻ, bởi lẽ bé thường dùng tay ngọa ngọe sẽ dính tay và ngực vào miệng hoặc bôi vào mắt dẫn đến cay mắt, khó chịu đối với bé

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0