1. Thành phần:
Vụ mùa trồng ném kết thúc khoảng từ tháng cuối 3 đến đầu tháng 4 khi cây ném giống dạng cây hành hương, nhưng có kích thước nhỏ hơn.Lá và cán hoa hình trụ rỗng, nhỏ như cái tăm (do vậy mà có tên như trên). Khi đủ già sẽ nở hoa cụm hoa hình đầu dạng cầu mang nhiều hoa có cuống ngắn. Cây cũng chứa tinh dầu và các sulfit hữu cơ như các loại hành, có chất kháng sinh alliin. Tiếp xúc trực tiếp với nắng nên hoa ném nhỏ và căng bóng hơn củ ném
+ Cây ném có vị đắng cay, mùi hăng nồng khác với cây hành, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng.
+ Bộ phận dùng để kết hợp với tinh dầu tràm là hoa (không phải củ), hoa lúc còn non có màu trắng, đến khi cây già hoa khép lại hình cầu tròn, cứng… giống củ nhưng nhỏ hơn. Để một thời gian, hoa sẽ rụng ra thành từng hạt nhỏ.
Hoa ném (củ ném hoặc hành tăm) thuộc họ hành tỏi, có tên khoa học là Allium Odorum L., thích hợp trồng ở vùng đất cát một số tỉnh miền Trung. Củ nén có rất nhiều công dụng đặc biệt là với sức khỏe. Người bị sổ mũi, nhức đầu hay ho khan có thể dùng củ nén ngâm trong nước sôi để xông. Người ốm, cảm khi xông củ nén sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn hơn hẳn.
Trong Đông y, củ nén cũng được dụng như một vị thuốc với tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, chứa cảm cúm, ho, viêm họng...
Tinh dầu Tràm được chiết xuất 100% từ lá cây tràm gió thiên nhiên, thành phần chính bao gồm: Cineoi, alpha - Terpineol. Cineol có công dụng làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ dị nguyên bị hút vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở. Còn Alpha-terpineol lại mang khả năng kháng khuẩn và dùng để trị liệu nhiều bệnh. (Chi tiết: Tinh Dầu Tràm Anh Chiến)
2.Công dụng và cách sử dụng của tinh dầu tràm hoa ném:
Phòng cảm lạnh, tránh gió:
Thời tiết chuyển mùa, trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Có thể dùng một ít tinh dầu tràm hòa với nước ấm để tắm hàng ngày cho bé. Khi tắm nên đảm bảo nhiệt độ nước vừa phải, hòa từ 3-4 giọt dầu tràm hoa ném vào nước ấm rồi hòa đều. Sau đó tắm nhanh cho trẻ (vào những lúc trời lạnh), giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi (muỗi rất sợ dầu tràm).
Giảm ho
Khi bé bị ho hay khi trời trở lạnh ngoài việc giữ ấm cơ thể trẻ bằng việc mặc áo ấm, tránh gió máy cho trẻ, bạn dùng dầu tràm thoa vào lưng (tránh thoa trực tiếp vào xương cột sống trẻ) trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ ấm lên một cách tự nhiên và tự giữ ấm nhiệt độ cho cơ thể trẻ, nếu bé ngạt mũi đừng xoa dầu tràm trực tiếp lên mũi hãy quàng cho bé một chiếc khăn để giữ ấm cổ và xức dầu tràm lên khăn.
Các bé thường có thói quen đạp chăn và không thích đắp chăn lúc ngủ. Bạn cũng có thể giữ ấm cổ cho bé bằng cách cho ít dầu tràm vào khăn sữa của bé rồi quàng vào cổ cho bé hay cho một vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào gối nằm của trẻ, thoa vào gan bàn chân trẻ để giúp cơ thể bé không bị lạnh.
Khi bé bị ho nhiều về nửa đêm và sáng bạn có thể sử dụng dầu tràm để massage lòng bàn chân và day nhẹ vào huyệt Dũng tuyền (chỗ lõm ở giữa 1/3 lòng bàn chân về phía ngón) trong vòng 2-3 phút, sau đó đi tất mỏng vào để giữ ấm chân. Cách này cũng hiệu quả đối với người lớn.
Kháng khuẩn:
Bôi tinh dầu lên các vết thương do côn trùng cắn: Khi côn trùng như kiến, muỗi,… cắn chúng ta có thể xoa dầu tràm lên vết cắn sau 2-3 phút là vết cắn sẽ hết đỏ
Để giữ cho không khí trong lành, không có mùi ẩm mốc, thoáng khí, sạch sẽ, bạn có thể dùng tinh dầu tràm nguyên chất để xông phòng. Hay có thể sử dụng một ít bông gòn cho vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất rồi để góc phòng, mùi hương dịu nhẹ của dầu tràm nguyền chất sẽ làm cho không gian căn phòng bạn thoáng, sẽ cảm thấy thư thái dễ chịu và giúp bé hít thở không khí trong lành, không bị ngạt mũi, khò khè và tránh các loại côn trùng, muỗi đốt.
Phòng đầy hơi, đau bụng do khó tiêu, ợ chua:
Khi bé bị khò khè sẽ dẫn đến việc bé ăn dễ bị trớ, khó tiêu, nhác ăn. Đối với những bé như vậy việc đầu tiên các mẹ không nên ép bé ăn no, nên nấu cháo lõang dễ nuốt cho bé ăn. Sau đó, thoa tinh dầu tràm lên lưng, xoa đều quanh bụng theo chiều kim đồng hồ kèm theo vài động tác massage nhẹ cho bé việc này sẽ giúp làm nóng bụng tống hơi ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.
Còn đối với các trường hợp bé bị đầy hơi, khó tiêu mà nguyên nhân không phải do bị ho, khò khè thì các mẹ chỉ cần thoa tinh dầu tràm nguyên chất vào bụng, gan bàn chân cho bé, chỉ ít phút sau bé sẽ thấy thoải mái.
Tinh dầu Tràm ngâm hoa ném (bông ném_củ ném) - CSSX Tinh Dầu Anh Chiến chỉ sử dụng Hoa Ném
Có mùi thơm dễ chịu, tác dụng sử dụng cao hơn. Tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn kháng viêm, giữ ấm, các bệnh về hô hấp. Hoa ném với thành phần có tác dụng ngăn ngừa mạo cảm, ho khan, sổ mũi, nhức đầu, tiêu hóa kém,...
1. Thành phần:
Hoa ném (củ ném hoặc hành tăm) thuộc họ hành tỏi, có tên khoa học là Allium Odorum L., thích hợp trồng ở vùng đất cát một số tỉnh miền Trung. Củ nén có rất nhiều công dụng đặc biệt là với sức khỏe. Người bị sổ mũi, nhức đầu hay ho khan có thể dùng củ nén ngâm trong nước sôi để xông. Người ốm, cảm khi xông củ nén sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn hơn hẳn.
Trong Đông y, củ nén cũng được dụng như một vị thuốc với tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, chứa cảm cúm, ho, viêm họng...
Tinh dầu Tràm được chiết xuất 100% từ lá cây tràm gió thiên nhiên, thành phần chính bao gồm: Cineoi, alpha - Terpineol. Cineol có công dụng làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ dị nguyên bị hút vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở. Còn Alpha-terpineol lại mang khả năng kháng khuẩn và dùng để trị liệu nhiều bệnh. (Chi tiết: Tinh Dầu Tràm Anh Chiến)
2.Công dụng và cách sử dụng của tinh dầu tràm hoa ném:
Một vài công dụng phổ biến: Phòng cảm lạnh, tránh gió, Kháng khuẩn, Phòng đầy hơi, đau bụng do khó tiêu, ợ chua,...